Xây dựng Buyer Persona: 6 nhóm đối tượng của Gen Y – Millennials

Nội dung này sẽ giúp bạn định hình được Target Audience (Khách hàng mục tiêu), xây dựng Buyer Persona (chân dung khách hàng) cho từng nhóm TA sau giai đoạn Segmentation (phân khúc thị trường).
Target Audience: Được phân loại theo nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, thu nhập..), theo vị trí địa lý, theo hành vi và theo tâm lý học.
Buyer Persona: Là tập hợp những yếu tố hình thành nên một chân dung điển hình gồm:
- Họ mong muốn điều gì
- Nỗi đau (pain point) của họ là gì
- Những thách thức mà họ có
- Cách chúng ta giải quyết vấn đề cho họ
- Điều gì khiến họ hành động
- Cách để giao tiếp (marketing) đến họ
Ví dụ: Cùng là giải quyết nhu cầu di chuyển bằng xe máy, nhưng TA #1 là sinh viên họ sẽ có Persona với nỗi đau là “chi phí cao” và mong muốn tìm cách “tiết kiệm nhất”, nhưng với TA #2 là một người thành đạt sẽ mong muốn “tiết kiệm thời gian” nhất có thể, còn với TA #3 là gia đình có trẻ nhỏ sẽ ưu tiên “độ an toàn”.
Ngoài TA mà bất cứ bạn marketer nào đều phải biết thì việc hình thành Buyer Persona là bước không thể thiếu trước khi xây dựng chiến lược và thực thi.
Ngoài ra Buyer Persona đặc biệt quan trọng khi bạn triển khai các chiến dịch ở các kênh Influencer Marketing, PR booking.. Nơi mà bạn không thể target cụ thể vào từng người theo TA được như Facebook Ads, Email marketing…
College students: 18-23
Họ là ai:
- Sinh viên
- Intern
- Thường xuyên tham gia lễ hội, event
- Sử dụng Social Media nhiều nhất
- Lần đầu tiên rời khỏi gia đình, trải nghiệm sống độc lập, làm quen với bạn bè mới
- Thu hút bởi những điều mới lạ
- Tech-savvy
Nỗi đau:
- Học phí / Nợ học phí
- Cố gắng duy trì việc học với các hoạt động xã hội
- Cố gắng nhận ra nghề nghiệp họ muốn làm sau này
- Tìm kiếm cơ hội làm thêm, kinh nghiệm làm việc hoặc chương trình intern
Những thứ có giá trị với họ:
- Học tập
- Hoạt động xã hội (event)
- Kinh nghiệm làm việc
- Du lịch
- Bạn bè, đồng nghiệp
- Được kết nối
- Cá nhân hóa
- Sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ
- Cân nhắc chi phí bỏ ra với giá trị cho sản phẩm, dịch vụ (Performance / Price)
Young Adults: 23-26
Họ là ai:
- Bắt đầu sự nghiệp với công việc công việc đầu tiên
- Trở về nhà, về quê và sống cùng gia đình
- Cố gắng định hướng những bước tiếp theo trong cuộc sống
Nỗi đau:
- Nợ học phí
- Thị trường việc làm cạnh tranh
- Lương thấp
- Mơ ước ổn định tài chính
- Mơ ước tìm được một công việc đúng với đam mê
- Mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- Tech-savvy
Những thứ có giá trị:
- Tiết kiệm
- Việc làm có tính đảm bảo
- Ưa thích sự trải nghiệm (du lịch, concerts, lễ hội) hơn là những vật chất to lớn như nhà, xe ô tô.
- Bạn bè, đồng nghiệp
- Được kết nối
- Cá nhân hóa
- Sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ
- Cân nhắc chi phí bỏ ra với giá trị cho sản phẩm, dịch vụ (Performance / Price)
Millennial Hustlers: 26-29
Họ là ai:
- Những nhân viên chuyên nghiệp (Professional)
- Chuyển từ làm thuê sang khởi nghiệp hoặc tự kinh doanh
- Nghiêm túc với công việc
- Không thể đánh giá qua một công việc, họ là những người đa nhiệm với cả tấn kỹ năng. Ví dụ một designer cũng có thể vừa làm web, làm blogger…
- Họ sẵn sàng bỏ một công việc lương cao để tìm một công việc phù hợp, có đam mê.
Nỗi đau:
- Các vấn đề với công ty khởi nghiệp
- Nợ thẻ tín dụng
- Cố gắng xây dựng thương hiệu cá nhân
Những thứ có giá trị:
- Tìm kiếm “The next best things” – những thứ tuyệt vời tiếp theo
- Xây dựng Network
- Sự hợp tác trong công việc, kinh doanh
- Đồng nghiệp
- Cá nhân hóa
- Yêu cầu sự hài lòng cao
- Tư vấn trong công việc (mentorship)
Note: Mỗi nhóm đối tượng được xây dựng với độ tuổi tham khảo, một Young Adults có thể có tâm lý và hành vi tương tự Hustlers nếu họ khởi nghiệp sớm…
(Còn tiếp – Đang cập nhật)
Tác giả: Trần Quốc Nhựt