Nghịch lý ngôi sao Methuselah – “Cà khịa cực mạnh” những bộ não vĩ đại nhất của loài người

Có thể chúng ta đã biết, Mặt Trời – ngôi sao chủ của Thái Dương hệ, đến nay đã 4,57 tỉ tuổi và đã hoàn thành được một nửa vòng đời của mình, có tuổi là thế nhưng nếu so với tuổi của Methuselah (HD 140283), ngôi sao cách Trái Đất chúng ta 190,1 năm ánh sáng thì Mặt Trời của chúng ta chỉ được xếp hạng rất nhỏ bé.
Thật vậy, Methuselah tính đến nay đã… 14,5 tỉ năm tuổi, có nghĩa là còn lớn hơn cả tuổi của vũ trụ (13,8 năm).
Bằng cách quan sát với kính thiên văn Hubble kết hợp với những phép toán dễ khiến chúng ta bại não, các nhà khoa học đã tính ra được độ tuổi của Methuselah là khoảng 14,5 tỉ năm. Trước đó các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngôi sao này thậm chí đã 16 tỉ năm tuổi. Điều này vô tình mà cũng có thể là cố ý, khiến các nhà khoa học phải đau đầu tìm điểm bất hợp lý trong thuyết Big Bang mà cụ thể hơn là cái 13,8 tỉ năm kia có thực sự là tuổi của vũ trụ hay không?
Trong cuộc hội thảo để tìm ra lời giải cho nghịch lý ngôi sao Methuselah diễn ra vào tháng 7/2019 vừa qua tại bang California của Mỹ, nhà vật lý học người Anh Robert Matthews cho rằng: “cách khoa học hiện đại đo đạc khoảng cách của các thiên hà và tốc độ rời xa nhau của chúng là chưa đủ đáng tin cậy khiến cho các phép đo xảy ra sai số, dẫn đến việc đo đạc tuổi của vũ trụ là không còn chính xác.”
Một số ý kiến khác cho rằng những sai số mày được gây ra bởi Năng Lượng Tối (Dark Energy) – một loại năng lượng bí ẩn, tràn ngập khắp vũ trụ, nó thúc và đẩy sự giãn nở tăng dần của vũ trụ.
Để có thể giải thích cho nghịch lý ngôi sao Methuselah, rất nhiều các phương pháp đo đạc tuổi của vũ trụ mới đã và đang được xem xét, nghiên cứu và phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến là phương pháp phân tích sóng hấp dẫn (Gravitational Waves).
Dù vậy, cho đến khi có bất kỳ nhà khoa học nào có thể tìm ra một bước đột phá trong việc tính toán tuổi của vũ trụ, nghịch lý ngôi sao Methuselah vẫn cứ còn đó, “cà khịa cực mạnh” những bộ não vĩ đại nhất của loài người.