Phần lớn ngày Lễ/Tết là sản phẩm của Chủ Nghĩa Tư Bản?

0
385

Holiday được định nghĩa là những ngày chúng ta dừng sản xuất/học tập để thực hiện các hoạt động tôn giáo (Holy: thuộc về thánh). Vào thế kỷ 19, những ngày nghỉ bắt buộc là bài toán đau đầu với những nhà tư bản, vì những ngày nghỉ là những ngày không làm được gì.

Ít nhất cho đến lúc những nhà bán lẻ nhận ra đây là cơ hội để “up sale”. Nhà sử học Leigh Eric Schmidt đã giải thích cặn kẽ việc chủ nghĩa tư bản lên kế hoạch kéo dài và “gia tăng ý nghĩa cho các ngày lễ” trong cuốn sách của ông (sẽ đề cập ở phần comment).

Phần lớn ngày Lễ/Tết là sản phẩm của Chủ Nghĩa Tư Bản?

Chúng ta có Giáng Sinh, Lễ Phục sinh, Lễ Tạ ơn, Valentine, Halloween… và hàng loạt những ngày khác như quốc tế phụ nữ, quốc tế đàn ông, ngày của mẹ, ngày của cha hay thậm chí… ngày của chó mèo. Dường như mọi thứ đều đủ quan trọng để tổ chức kỷ niệm.

Các nhà tư bản hẳn sẽ đau đầu biết mấy nếu người lao động được phép nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng nếu những mọi người vẫn làm việc vào ngày lễ một cách tự nguyện thì sao?

Trên thực tế, sau khi các kỳ nghỉ được tâng bốc bởi thương gia, người lao động đã mua sắm nhiều hơn. Và để bù vào việc mua sắm đó, họ phải làm việc nhiều hơn vào thời điểm trước và sau dịp lễ.

Phần lớn ngày Lễ/Tết là sản phẩm của Chủ Nghĩa Tư Bản?

Cần phải làm rõ, các lễ hội phần lớn xuất phát từ văn hóa và tôn giáo, nhưng hình thức của nó đến nay đã bị ảnh hưởng nhiều bởi chủ nghĩa tiêu thụ. Từ những lễ lớn như Giáng Sinh, lễ Tạ Ơn hay các dịp nhỏ như Halloween, Valentine… yếu tố truyền thống ngày càng mờ nhạt và dần được phủ lên một lớp chủ nghĩa vật chất.

Lễ Tạ Ơn đã nhiều lần bị lên án vì không có nguồn gốc rõ ràng, thậm chí có liên quan đến những vết đen trong lịch sử Mỹ. Đây được xem là chiêu trò của các nhà tư bản, một động thái kích sale trong lúc người tiêu dùng đang tiết kiệm cho Giáng Sinh.

Phần lớn ngày Lễ/Tết là sản phẩm của Chủ Nghĩa Tư Bản?

Những ví dụ khác thậm chí còn trơ trẽn hơn. Ngày Của Mẹ bắt nguồn từ năm 1908, do một nữ giáo viên ở Tennessee phát động nhằm bày tỏ lòng biết ơn với người mẹ vừa qua đời. Năm 1914, tổng thống Woodrow Wilson chính thức công nhận Ngày Của Mẹ là lễ chính thức (nhưng không được nghỉ). Kết quả, ngành công nghiệp sản xuất thiệp chúc mừng đã tăng trưởng từ 10 triệu $ vào năm 1913 lên 60 triệu $ và năm 1928. Nữ giáo viên kia sau đó đã vận động các cuộc đấu tranh chống lại những kẻ trục lợi dựa trên ngày của mẹ.

Nhà kinh tế học Michael R. Strain cũng bày tỏ quan điểm cho rằng thị trường một mặt áp lực khiến một người đàn ông muốn giúp gia đình có cuộc sống tốt hơn mặt khác bắt người đàn ông đó phải dành ít thời gian hơn cho gia đình để thực hiện mục đích trên.

Tương tự, việc đặt nặng áp lực vật chất lên những dịp lễ tết đang khiến mọi người dần tách xa nhau và bị cuốn vào công việc nhiều hơn – vốn đi ngược lại ý nghĩa của những ngày lễ là gặp gỡ, nghỉ ngơi và gắn bó.

Tuy nhiên, Micheal R. Strain cũng cho rằng việc lựa chọn bán thời gian và công sức cho thị trường là ở mỗi cá nhân. Việc chọn ở lại công ty một đêm, thay vì ở nhà với vợ con, là quyết định của chính anh chàng đó. Và thị trường cũng giải quyết nhiều vấn đề khác, giúp những người nỗ lực có được cuộc sống tốt đẹp và dễ dàng hơn.

Vậy, quan điểm của bạn là như thế nào?

Nguồn: Monster Box

https:// thevarsity.ca/2019/02/09/opinion-valentines-day-is-a-celebration-of-capitalism