37 Seconds (37 Giây – 2019): Hành trình khám phá tự do của cô gái tật nguyền

Điện ảnh trên toàn thế giới đang chuyển sang xu hướng chữa lành những vết thương về tinh thần thay vì tuyệt vọng và “37 Seconds” cũng nằm trong số đó, phim là hành trình của một cô gái hoạt động nghệ thuật với ý chí mạnh mẽ nhưng mang căn bệnh bại não. Từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ đến tự do khám phá bản thân, vượt qua định kiến xã hội để khám phá thế giới khắc nghiệt dưới cái mác của những người được “ưu tiên” trong xã hội.
37 Seconds (tiêu đề phim là khoảng thời gian nhân vật chính khi mới sinh ra đời đã ngưng thở 37 giây dẫn đến bại não và liệt nửa phần dưới) là phim đầu tay của đạo diễn Hikari, phim dành được nhiều giải thưởng khi mới ra mắt và đã được nhà Netflix mua lại.
Khung cảnh mở ra bộ phim ở ngã tư của một trong những con đường nhộn nhịp nhất ở thành phố Tokyo.
Nhân vật chính Yuma (Mei Kamaya) xuất hiện ở trên tàu để đến nhà cô. Mẹ cô đến đón cô tại nhà ga. Cốt truyện bắt đầu phát triển chỉ sau vài phút, Yuma là một họa sĩ truyện tranh, cô bị bại não, khiến cho mặc dù đã 23 tuổi, nhưng khi nhìn cô trông như 13 tuổi, căn bệnh làm cô bị lệ thuộc vào chiếc xe lăn.
Mẹ cô (Misuzu Kanno) không cho phép con gái mình rời khỏi tầm mắt và bà xem Yuma trở thành lý do duy nhất để sống sau khi chồng bà rời khỏi bà ngay sau khi sinh Yuma. Nhưng Yuma mong muốn ở bản thân nhiều hơn thế, cô vẫn sống và làm việc để khẳng định mình là một người bình thường. Yuma bắt đầu vào việc sáng tác truyện tranh khiêu dâm và chia sẻ việc này với một nhà biên tập. Và đây cũng là lúc mạch truyện bắt đầu, nhà biên tập khi xem xong truyện của cô, họ yêu cầu Yuma cần nhiều hơn là những nét vẽ trên truyện, và chỉ ra Yuma còn thiếu nhiều trải nghiệm tình dục ngoài thực tế và từ đây hành trình khám phá bản thân của Yuma bắt đầu.
Tác giả Hirkari khéo léo đưa các yếu tố khác nhau như tình dục của người khuyết tật, khát khao tìm cha hòa quyện vào sự bảo bọc quá mức của người mẹ mà vẫn nhẹ nhàng, dễ xem chứ không đến mức trần trụi, ngộp thở. Mình thực sự ngạc nhiên về sự tốt bụng mà Yuma gặp phải trong hành trình tự thức tỉnh của bản thân. Trong cuộc sống thực, không dễ để người khuyết tật tìm thấy lòng tốt chứ đừng nói đến lòng trắc ẩn. Đạo diễn Hikari muốn mở tung cửa sổ trái tim của chúng ta bằng một chủ nghĩa lý tưởng không bao giờ bị áp bức, Yuma gặp hoàng tử quyến rũ Toshiya (Shunsuke Daito), người đã đưa cô đi khắp nơi. Họ ngủ cùng nhau, nhưng không có sex.
“37 Seconds” có nhiều chuỗi câu chuyện tuyệt vời và đặt ra tại chỗ nhiều câu hỏi mà bạn sẽ thấy muốn thảo luận với bạn bè trong một thời gian rất dài. Tác giả Hikari đã để lại cho chúng ta một bộ phim mới mẻ, đầy sức sống, phi thường, cùng với một người phụ nữ, người chiến thắng vì khuyết tật, tôn vinh phép màu hàng ngày của cuộc sống.
Tác giả: Thanh Trinh