Chef (Siêu đầu bếp – 2014): Hạnh phúc đến từ những điều giản dị nhất

Nội dung
Phim kể chuyện qua mối quan hệ của người cha và con, với người cha là một đầu bếp tài năng và yêu nghề, người con là một người làm social media cho công việc của cha, cụ thể là truyền thông trên mạng xã hội twitter. Kiểu sau khi xem mình thấy vui vui, thấy có cảm hứng trong công việc hay làm bất kỳ điều gì mà tự cảm thấy vui vui, viết về phim này cũng vậy, cũng chẳng để làm gì nhưng mà thấy phim hay nên viết ở đây. Mà vốn dĩ phim này kể chuyện đã nhẹ nhàng, tích cực, lúc vui lúc hối tiếc cho nhân vật, suốt hơn 2 tiếng đồng hồ, từ đầu đến cuối thấy thèm thuồng, đói méo bởi mấy món ông cha làm, thành thử không nên xem phim này lúc đói hoặc cùng người yêu nếu không sẽ ăn lẫn nhau.
Học được điều gì từ bộ phim ?
Nói qua một chút về phim, phim kể về người cha là bếp trưởng trong một nhà hàng, là vì bất đồng hay vì cuộc đời là những niềm bi kịch chẳng có chỗ có những người được làm những món mình thích, ổng lựa chọn rời khỏi nhà hàng. Ổng có giấc mơ bé bé xinh xinh, mà luôn day dứt trong lòng là có một chiếc xe di động, nơi để ông có thể làm những món ăn yêu thích của mình và bán lại hoặc phát lại miễn phí cho mọi người.
Một thông điệp giản dị về hạnh phúc khi được làm việc, một vài thông điệp mà người xem sẽ có thể tự rút ra cho mình, nhìn lại mình và tự đánh giá lại cuộc sống. Trong nhiều cuộc đối thoại giữa người cha và con, ở đó ta còn thấy được rằng, những điều nho nhỏ mà đem đến hạnh phúc cho thằng bé, đó là được cùng cha làm một việc nào đó, được cùng cha nói chuyện thật sự mà không chỉ là những chuyến đi chơi đều đặn mà chẳng có chút tương tác sâu thẳm nào.
Có một đoạn ông bố bảo thế này với người con:
“Dẫu là cha có thể làm một người không tốt, một người không hoàn hảo nào đó, một người chồng không tốt, một người cha không tốt, những cha thật sự giỏi việc nấu ăn này. Và cha hạnh phúc với điều đó”.
Lúc đó thằng bé không chịu lau cái khay sắt đầy ố thức ăn thiu, và cha đã bảo rằng, đó là công việc, đó là một công việc của một người làm bếp. Xem đoạn này chắc lại hay nhất phim với mình, làm từ những điều bé nhỏ nhất, cố gắng làm tốt những việc đó, chẳng từ chối việc gì cả, và cố gắng tạo ra giá trị nhất từ những việc đó. Đi vào quầy rượu, nhìn anh bartender pha chế ly rượu như một người nghệ sĩ, ít ai nhìn thấy anh ấy đã rửa mấy trăm ly rượu mỗi ngày, đã lấy chổi lau sàn mỗi khi có vị khách nôn khi say hằng đêm.
Biết việc mình thích đã thực sự khó, làm để biết mình có giỏi hay không còn khó hơn, cuộc đời người trẻ xoay quanh những câu hỏi như vậy.
Một đoạn khác, khi Percy- người con làm cháy một chiếc bánh mì và Carl – cha nghe câu này nói rằng: “đó chỉ là một chiếc bánh thôi mà, mà chúng ta còn làm miễn phí cho họ nữa”
Carl kéo cậu ấy xuống xe và nói với con trai câu này:
“I get to touch people’s lives with what I do and I love it and I want to share this with you.”
Cùng nhau chia sẻ những thứ giá trị, những kết quả, những điều tích cực và vui vẻ trong công việc là điều cần thiết, nhưng chắc sẽ chẳng thật sự vui nếu như cứ nghĩ mình làm việc này cho một ai đó, chúng ta làm việc bởi chính chúng ta.
Cuộc đời không tươi đẹp như phim, phim tươi đẹp hóa, nên xem phim để thư giãn, không nên nghĩ quá nhiều về business của ông này vận hành sao, chi phí vận hành như nào mà vẫn có thể bán điều điều mà không lỗ vậy, quy trình từ làm bánh đến sắp xếp khách hàng nhận bánh như nào vậy, quảng cáo trên twitter hiệu quả chỉ là do ông này được được 20k follows trước đó, nếu ông này không phải là KOLs thì cách đăng tùm lum của cậu bé vậy có hiệu quả không,… ?
Đừng nghĩ mấy thứ như vậy nữa vì Carl làm việc vì niềm hạnh phúc của ông.